BaDen
BaDen
BaDen
Bản đồ số
Hệ thống các chùa Núi Bà
Là ngọn núi cao nhất Nam bộ, núi Bà Đen là ngọn núi linh thiêng bậc nhất Việt Nam với một hệ thống chùa, am, động, miếu…đa dạng mà không phải ai cũng biết.
BaDen
Linh Sơn Tiên Thạch Tự (chùa Bà)

Linh Sơn Tiên Thạch là ngôi chùa cổ nhất trong hệ thống các chùa tại núi Bà Đen, do Thiền sư Đạo Trung - Thiện Hiếu thuộc chi phái Thiền Liễu Quán khai sơn vào giữa thế kỷ XVIII.

Sau nhiều lần trùng tu từ một ngôi chùa cũ lợp lá, vách ván, Linh Sơn Tiên Thạch Tự hiện có diện tích 210m2. Tại Chùa còn giữ hai cột đá xanh được tạc thời Tổ Tâm Hòa (1919) ở tiền đường, mỗi cột cao 4,5m, đuờng kính 0,45m, chạm hình rồng uốn lượn. 

Ở sân chùa có tôn trí tượng Bồ Tát Quán Thế Âm. Đặc biệt, ở điện Phật có tôn trí ngọc Xá lợi Phật, bảo vật được Vua Sãi Thái Lan tặng Hòa thượng Thích Hiển Pháp, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, và Hòa thượng cúng dường cho Chùa vào năm 2000.


BaDen
Linh Sơn Phước Trung (Chùa Trung)

Chùa Trung là điểm dừng chân đầu tiên cho khách thập phương trong hành trình chiêm bái hệ thống thiền tự tại núi Bà Đen. Chùa được xây dựng từ đời các cụ Tổ khai sơn Chơn Thoại – Trừng Trùng (1879-1910) và cũng là nơi ra đời đầu tiên của lực lượng vũ trang tỉnh Tây Ninh. 

Chùa Trung sở hữu kiến trúc đặc trưng của Phật giáo miền Nam với những hoạ tiết phù điêu hoa lá, vân mây tinh tế và đặc sắc. Chùa còn có một khu vườn rộng rãi rợp bóng bồ đề, có vườn tượng kỷ niệm ngày thái tử Tất Ðạt Ða vừa mới sinh ra đã bước đi 7 bước, làm nở theo 7 đoá sen hồng và giảng đường Tâm Hoà khánh thành cuối năm 2016.


BaDen
Long Châu Phước Trung

Chùa Long Châu Phước Trung hình thành từ thời các vị Tổ khai sơn về núi hành đạo. Ngày ấy, Chùa được xem là chùa Trung của Linh Sơn Tiên Thạch Tự, là nơi du khách dừng chân khi đến chiêm bái chùa Hang, chùa Bà. 

Hiện nay, chùa được trùng tu với diện mạo khang trang, Linh Sơn Thánh Mẫu được đặt tại điện thờ chính, ở vị trí cao nhất.


BaDen
Linh Sơn Hoà Đồng

Chùa Linh Sơn Hoà Đồng được khôi phục lại từ một ngôi chùa cũ nơi Hòa thượng Thích Giác Điền tu tập trong những năm giữa thế kỷ 20. Với diện tích chỉ khoảng 200m2, chùa nằm biệt lập ở một góc núi Bà Đen và được xây dựng theo lối kiến trúc quen thuộc của chùa miền Nam bộ, theo cấu trúc kiểu tứ tụ (bộ khung bốn cột ở giữa) cùng 3 gian, 3 nhịp.

Ẩn dưới những tán cây rừng xanh mát, ngôi chùa là không gian an yên để hành hương chiêm bái, đồng thời có thể ngắm cảnh núi non và đồng bằng ở độ cao 350m. 


BaDen
Linh Sơn Long Châu (chùa Hang)

Năm 1864, thầy Huệ Mạng Kim Tiên cùng nhà sư người (họ) Chăm chọn một hang đá cách thung lũng suối Vàng khoảng 200m để tu tập và xây dựng nơi này thành Linh Sơn Long Châu tự. 

Chùa Hang gắn liền với huyền thoại “Ông đá nứt” ngay trước suối Vàng. Tương truyền trước kia, đường đến Chùa Hang rất gian nan vì có tảng đá lớn chặn, muốn đến Chùa phải đi vòng qua đường suối vô cùng khó khăn. Sư tổ Tánh Thiền đã tụng kinh cầu nguyện suốt 100 ngày thì “Ông Đá nứt đôi ra, và hai bên đá dang ra chừa một lối đi bề ngang 1,5 mét để dẫn lối vào chùa Hang”. Dấu tích ấy hiện vẫn còn, là lối đi giữa hai khối đá lớn.


BaDen
Chùa Quan Âm

Nằm ở ngay Động Ba Cô, chùa Quan Âm là ngôi chùa nằm cao nhất trong hệ thống chùa núi Bà. Từ chùa Hang, du khách phải đi qua cả trăm bậc thang với độ dốc lớn mới lên tới chùa Quan Âm.

Chùa Quan Âm có chánh điện trang nghiêm, là nơi thờ Quan Thế Âm Bồ Tát cùng Linh Sơn Thánh Mẫu Bồ Tát mặt đen đội mũ phụng, áo bào, ngồi trong tư thế kiết già thiền định trên toà sen. 


Tin tức
Thư viện
Hành hương
Linh thiêng và nhiều công trình tâm linh kỳ vĩ, độc đáo là lý do giúp núi Bà Đen trở thành thánh địa hành hương
Tham vấn & FAQ

Có 3 cách để lên đỉnh núi:

  1. Cáp treo: Nhanh nhất, chỉ mất khoảng 8 phút. Có hai tuyến:
    • Tuyến cáp treo Chùa Bà: Dành cho du khách đi lễ.
    • Tuyến cáp treo Vân Sơn: Dành cho người muốn lên đỉnh núi.
  2. Máy trượt ống: Trải nghiệm thú vị dành cho du khách thích cảm giác mạnh.
  3. Leo núi: Dành cho người có sức khỏe tốt, thích khám phá.

Trang phục: Gọn gàng, lịch sự, phù hợp với không gian tâm linh.
Lễ vật: Hoa tươi, trái cây, bánh kẹo… Hạn chế đốt vàng mã.
Giữ vệ sinh: Không xả rác, giữ gìn cảnh quan sạch đẹp.
Bảo vệ tài sản: Cẩn thận tư trang, tránh móc túi vào dịp lễ hội đông đúc.
Sức khỏe: Nếu leo núi, cần chuẩn bị nước uống, giày thể thao, thức ăn nhẹ.

  • Chùa Bà Đen (Linh Sơn Tiên Thạch Tự) – nơi thờ Linh Sơn Thánh Mẫu.
  • Chùa Hang – một trong những ngôi chùa cổ linh thiêng nhất trên núi.
  • Chùa Trung – điểm dừng chân của phật tử trên đường lên núi.
  • Đỉnh núi Bà Đen – nơi có tượng Phật Bà khổng lồ và cảnh quan hùng vĩ.
  • Hệ thống hang động: Hang Heo, Hang Gió, Hang Ông Hổ…

Từ TP. HCM:

  • Xe máy/Ô tô cá nhân: Đi theo quốc lộ 22 → Đến Gò Dầu → Rẽ vào đường 782 → Đến khu du lịch Núi Bà Đen.
  • Xe khách: Đi xe tuyến TP.HCM - Tây Ninh (bến xe An Sương) rồi bắt taxi hoặc xe ôm đến núi.

Từ các tỉnh khác:

  • Di chuyển đến Tây Ninh bằng xe khách hoặc ô tô, sau đó tiếp tục hành trình đến núi.
Đăng ký nhận tin
Bản đồ số